Nhảy đến nội dung
x

Mã ngành 7480103

  • Tên ngành: Kỹ thuật phần mềm
  • Thời gian đào tạo đúng tiến độ: 4 NĂM.
  • Khối lượng đào tạo: 137 tín chỉ.
  • Ngôn ngữ: TIẾNG VIỆT
  • Trình độ: ĐẠI HỌC 
  • Chương trình: TIÊU CHUẨN.
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: dự kiến 200 sinh viên

Giới thiệu ngành

Chúng ta không thể sống trong một thế giới hiện đại mà không cần dùng đến phần mềm. Hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay đều được điều khiển bằng phần mềm. Nền sản xuất và phân phối công nghiệp, dịch vụ tài chính ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, … đều ứng dụng phần mềm máy tính để xử lý hầu hết các công việc. Đặc biệt, trong lĩnh vực giải trí như trò chơi máy tính, điện ảnh và truyền hình đều sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý các công việc phức tạp. Từ đó cho thấy rằng phần mềm rất cần thiết cho hầu hết các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội.


Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các công đoạn trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không phải mất thời gian đào tạo lại. Sinh viên có thể tham gia thị trường gia công phần mềm; có khả năng lập trình, phát triển các phần mềm trên các nền tảng khác nhau như nền tảng web, nền tảng di động, hệ thống nhúng …; có khả năng phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử và vận hành các hệ thống phần mềm.

Cử nhân Kỹ thuật phần mềm có thể tự tin khởi nghiệp hoặc ứng tuyển vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan, ban ngành ở những vị trí: Chuyên viên phân tích yêu cầu (BA), Kiến trúc sư phần mềm (SA), Lập trình viên (Developer), Chuyên viên thử nghiệm phần mềm (Tester), chuyên viên cầu nối (BrSE), chuyên viên nghiên cứu và phát triển ứng dụng (R&D), giảng viên giảng dạy các môn học về ngành kỹ thuật phần mềm hoặc có thể tiếp tục nghiên cứu và học lên cao học.

Mục tiêu đào tạo

Tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
  • Bơi lội: 50m
  • Được cấp chứng chỉ giáo dục thể chất và quốc phòng
  • Kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng nghiên cứu và khám phá tri thức
  • Kỹ năng tự học và học suốt đời
  • Kỹ năng mềm: viết và trình bày; đàm phán và thương lượng; làm việc nhóm
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: tích luỹ đủ 136 tín chỉ với các khối kiến thức như sau:
  1. Kiến thức giáo dục đại cương
  2. Ngoại ngữ
  3. Kỹ năng hỗ trợ
  4. Kiến thức chung của nhóm ngành
  5. Kiến thức cơ sở ngành
  6. Kiến thức chuyên ngành
  7. Tốt nghiệp
Ngành Khoa học máy tính

Triển vọng nghề nghiệp

Cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm được đào tạo và tích lũy các kỹ năng cần thiết để được tham gia vào các dự án phần mềm với các vai trò khác nhau như:
•    Lập trình viên 
•    Kỹ sư kiểm thử phần mềm 
•    Kỹ sư phân tích nghiệp vụ
•    Kiến trúc sư phần mềm 
•    Kỹ sư cầu nối
•    Nghiên cứu và phát triển
•    Quản lý dự án
Sinh viên sau khi ra trường có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự học được các công nghệ mới nhằm thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong ngành công nghiệp phần mềm. Có thể tự thành lập các công ty khởi nghiệp (start-up) về phần mềm hoặc ứng dụng kiến thức công nghệ phần mềm vào hỗ trợ các lĩnh vực khác  như kinh doanh, du lịch, dịch vụ, ...
Sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn. Các sinh viên giỏi có thể được xét học chuyển tiếp lên bậc đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ của Khoa CNTT, Trường đại học Tôn Đức Thắng. Có khả năng tham gia giảng dạy các môn liên quan đến công nghệ phần mềm tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước.
Ngoài ra, cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đảm nhận các công việc tại các bộ phận công nghệ thông tin tại các công ty không chuyên về IT (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…)
 

Phương thức tuyển sinh:

Xem tại đây

Thông tin liên hệ:

Khoa CNTT (028) 37755046
Email: khoacntt@tdtu.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/it.tdtu.edu.vn