Ngành Kỹ thuật phần mềm
- 1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH
-
1.1.Giới thiệu chương trình
Chương trình đào tạo chất lượng cao (CLC) về Kỹ thuật phần mềm được xây dựng nhu cầu của thị trường lao động; gắn kết lý thuyết với thực tiễn; kết hợp kiến thức chuyên môn và chuyên ngành với rèn luyện kỹ năng thực hành; chú trọng đến các kỹ năng mềm và thực tập doanh nghiệp
Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo ra các Kỹ sư phần mềm nắm vững các thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác; các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
1.2. Điểm khác biệt của chương trình Chất lượng cao
Điểm khác biệt của chương trình CLC so với chương trình đào tạo thông thường là được giảng dạy bởi các giảng viên giỏi và có năng lực nghiên cứu khoa học tốt; 50% các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh; được các doanh nghiệp đào tạo chuyên môn thực tế và cấp chứng chỉ; sinh viên nếu mong muốn và có đủ điều kiện tài chính cũng như học thuật có thể đăng ký học, trao đổi 01 học kỳ hoặc thực tập tốt nghiệp tại một trường đại học có uy tín ở nước ngoài, ví dụ như ở Đài Loan hoặc Công hoà Séc
Về mặt tổ chức đào tạo: Với qui mô lớp nhỏ (tối đa 40 sinh viên đối với học lý thuyết và tối đa 20 sinh viên đối với học thực hành), cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại và môi trường học tập năng động; có đội ngũ trợ giảng và giảng viên cố vấn hỗ trợ SV; việc đào tạo sinh viên chương trình CLC được đảm nhiệm và giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước có trình độ cao, chuyên nghiệp và nhiệt tình, cam kết tính hiệu quả cao, đảm bảo đầu ra đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
1.3.Triển vọng nghề nghiệp
Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm đạt được các kỹ năng cần thiết để tham gia vào các dự án phần mềm với các vai trò khác nhau như:
Kỹ sư phân tích yêu cầu (BA)
Kiến trúc sư phần mềm (SA)
Lập trình viên (Developer),
Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Tester)
Kỹ sư cầu nối (BrSE)
Sinh viên sau khi ra trường có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự học được các công nghệ mới nhằm phát triển sự nghiệp lâu dài; có thể tự phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh từ thực tiễn xã hội; có thể tự mình thành lập các công ty khởi nghiệp; có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.Các sinh viên giỏi có thể được xét học chuyển tiếp lên bậc đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ của Khoa Công nghệ thông tin , Trường đại học Tôn Đức Thắng. - 2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
-
Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.
Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.
Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.
>> CĐR 2015, CĐR 2018
- 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
-
Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình của TOP 100 đại học tốt nhất Thế giới đánh giá theo Bảng xếp hạng của QS và THE nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.
Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình TOP 100 được nhà trường đưa vào giảng dạy từ năm 2015 nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.
Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website.
>> CTĐT trước 2015, CTĐT 2015, CTĐT 2018
Kỹ thuật phần mềm là ngành ứng dụng kiến thức về lập trình, thiết kế phần mềm, quy trình vận hành và phát triển phần mềm, phân tích yêu cầu hệ thống, trí tuệ nhân tạo … để tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.
Cử nhân Kỹ thuật phần mềm có thể tự tin khởi nghiệp hoặc ứng tuyển vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan, ban ngành ở những vị trí: Chuyên viên phân tích yêu cầu (BA), Kiến trúc sư phần mềm (SA), Lập trình viên (Developer), Chuyên viên thử nghiệm phần mềm (Tester), chuyên viên cầu nối (BrSE), chuyên viên nghiên cứu và phát triển ứng dụng (R&D), giảng viên giảng dạy các môn học về ngành kỹ thuật phần mềm hoặc có thể tiếp tục nghiên cứu và học lên cao học.
Các chương trình của ngành Kỹ thuật phần mềm
Sinh viên được cung cấp kiến thức nền cơ sở của kỹ thuật phần mềm và những kiến thức mang tính định hướng theo nhu cầu phát triển của xã hội như: phát triển ứng dụng trên các nền tảng số, thiết bị máy tính, di động thông minh; thiết kế giao diện thân thiện với người dùng; phân tích hệ thống; an toàn thông tin; quản lý dự án công nghệ thông tin; … Ngoài ra, sinh viên còn được tạo điều kiện để củng cố kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề thông qua các tiết học thực hành trong phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến và liên tục cập nhật. Số tiết học thực hành được thiết kế để cân bằng với số buổi học lý thuyết, giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Các học phần được thiết kế mang tính ứng dụng cao, theo hướng tăng dần từ cấp độ cơ bản đến cấp độ sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để tự thực hiện được một dự án phần mềm, từ giai đoạn thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến giai đoạn vận hành và bảo trì phần mềm. Nhà trường còn đẩy mạnh chương trình kết nối mạng lưới doanh nghiệp thân hữu nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tham quan và kiến tập từ năm học thứ 2. Bên cạnh đó, đối với một số môn học mang tính chuyên môn, giảng viên sẽ kết hợp với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, góp phần bồi dưỡng thêm kiến thức và liiên tục cập nhật các tiêu chuẩn mới nhất về công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng như: kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình và kiểm thử các hệ thống phần mềm; kỹ năng triển khai và quản lý các dự án phần mềm cho doanh nghiệp; thuần thục việc ứng dụng các công cụ phần mềm vào việc khai thác, phân tích dữ liệu doanh nghiệp; có khả năng tư vấn giải pháp xây dựng các hệ thống phần mềm, …
Cử nhân
Toàn thời gian: 4 năm
Chương trình đào tạo chất lượng cao (CLC) về Kỹ thuật phần mềm được xây dựng nhu cầu của thị trường lao động; gắn kết lý thuyết với thực tiễn; kết hợp kiến thức chuyên môn và chuyên ngành với rèn luyện kỹ năng thực hành; chú trọng đến các kỹ năng mềm và thực tập doanh nghiệp
Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo ra các Kỹ sư phần mềm nắm vững các thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác; các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
Cử nhân
Toàn thời gian: 4 năm
Chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Anh đào tạo ra các cử nhân kỹ thuật phần mềm không chỉ có kiến thức về các lĩnh vực chuyên sâu của ngành kỹ thuật phần mềm mà còn rèn luyện cho sinh viên về tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu và học tập bằng bằng tiếng Anh một cách trực quan và chuyên nghiệp.
Chương trình đại học bằng tiếng Anh có quy mô lớp nhỏ (20-25 sinh viên/lớp), cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại và môi trường học tập năng động; được sự hỗ trợ của các trợ giảng, tổ tư vấn học đường, giảng viên cố vấn…; được giảng dạy và giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước có trình độ cao, chuyên nghiệp và nhiệt tình,..đảm bảo chất lượng đào tạo và đầu ra đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
Được giảng dạy bởi các giảng viên giỏi và có năng lực nghiên cứu khoa học tốt; 100% các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh; được các doanh nghiệp đào tạo chuyên môn thực tế và cấp chứng chỉ;
Cử nhân
Toàn thời gian: 4 năm
- Log in to post comments