Mạng Máy Tính Và Truyền Thông Dữ Liệu
- 1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH
-
1.1. Giới thiệu ngành
Mạng máy tính và Truyền thông là nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng cho các ngành khác vận hành và phát triển. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng và Internet trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, các ứng dụng và dịch vụ mạng đã dần dần làm thay đổi trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Điều này thúc đẩy nhu cầu nhân lực về ngành mạng máy tính và truyền thông tại thời điểm hiện tại cũng như sau này là rất cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo kỹ sư chính quy ngành Mạng máy tính và Truyền thông được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực chuyên môn, hiểu biết về ngành nghề được đào tạo, đủ khả năng để tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để có thể tự nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng kiến thức đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
1.2. Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức
- Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức có hệ thống và hiện đại, phù hợp với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới.
- Kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ.
- Kiến thức nền tảng chuyên ngành như: mạng máy tính, kỹ thuật truyền thông, an ninh mạng, quản trị mạng, mạng không dây, phân tích và thiết kế mạng, lập trình mạng, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện, tính toán song song, lập trình phân tán, ….
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không phải mất thời gian đào tạo lại.Về năng lực, sinh viên ra trường có:
- Khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng và chuyên ngành để phân tích, thiết kế, triển khai, cài đặt và quản trị các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu;
- Tư duy logic tốt, có năng lực sáng tạo để giải quyết các bài toán ứng dụng cụ thể, có năng lực tự học để nắm bắt tri thức, công nghệ, kỹ năng mới trong phát triển các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu;
- Năng lực làm việc với các vị trí như: quản trị mạng, quản trị hệ thống, quản trị và giám sát an ninh mạng, chuyên gia an toàn, an ninh mạng, kỹ sư phát triển phần mềm trong các nhà cung cấp dịch vụ mạng và truyền thông, các công ty phát triển phần mềm và hệ thống hàng đầu trong và ngoài nước. Đặc biệt thích hợp cho các vị trí trong các lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao, công nghệ hiện đại và sáng tạo.
- Khả năng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT hàng đầu trong nước.
- Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng và một số chuyên đề chuyên sâu trong ngành, vì vậy có nhiều thuận lợi trong việc học lên thạc sĩ và tiến sĩ ngành Mạng máy tính và truyền thông, và có thể trở thành nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học, cao đẳng.Về thái độ
- Có phẩm chất chính trị tốt
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền.
- Có tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.
Trình độ ngoại ngữ: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ quốc tế mà Trường đại học Tôn Đức Thắng công nhận tương đương.1.3. Triển vọng nghề nghiệp
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt cuộc cách mạng công nghệ 4.0, là thời đại của Internet Of Thing (IOT), ngành mạng đang trở nên ngày càng "hot" và sinh viên học ngành mạng máy tính và truyền thông ngày càng đông. Thử lướt qua các trang web tìm kiếm việc làm, chúng ta sẽ thấy được nhu cầu tuyển nhân sự ngành mạng rất nhiều. Điều này là tất nhiên, bởi vì hiện nay bất kỳ công ty, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị hoặc tổ chức nào cũng đều phải có hệ thống mạng và cần người thiết kế, xây dựng, điều hành và quản trị hệ thống để vận hành nó. Do đó, cơ hội việc làm của nhân sự ở ngành này không bao giờ thiếu.
Khoa CNTT trong những năm gần đây đã chủ động triển khai các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo với các công ty công nghệ thông tin lớn như IBM, LogiGear, FSOFT, CMC SISG, FPT Telecom, ... nhằm hỗ trợ sinh viên về chuyên môn cũng như tiếp nhận sinh viên thực tập và học tập thực tế tại công ty, doanh nghiệp. Sinh viên Khoa CNTT được đào tạo nắm vững lý thuyết chuyên môn và được trang bị kỹ năng thực hành nghề nghiệp thực tế, cũng như các kỹ năng mềm cần thiết, nên ngay trong thời gian sinh viên thực tập đã có nhiều công ty tiếp nhận và cam kết nhận vào làm ngay sau khi tốt nghiệp, và thường làm việc đúng chuyên môn trong các môi trường nhiều cạnh tranh; ngoài ra sau khi tốt nghiệp cũng có thể trở thành giảng viên tham gia giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo công nghệ thông tin; hoặc có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để học lên các bậc cao hơn.
- 2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
-
Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.
Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.
Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.
- 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
-
Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình của TOP 100 đại học tốt nhất Thế giới đánh giá theo Bảng xếp hạng của QS và THE nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.
Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình TOP 100 được nhà trường đưa vào giảng dạy từ năm 2015 nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.
Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website.
>> CTĐT trước 2015, CTĐT 2015, CTĐT 2018
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là ngành học ứng dụng kiến thức về các nguyên lý kết nối máy tính thành mạng; điện toán đám mây, cách thiết kế và xây dựng hệ thống mạng từ nội bộ đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu; nguyên tắc trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các thành phần trên mạng; phát triển ứng dụng mạng, phần mềm trên thiết bị di động; … nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng cho các ngành khác vận hành và phát triển.
Cử nhân Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí như: chuyên viên quản trị mạng máy tính và hệ thống, chuyên viên tư vấn hệ thống mạng, lập trình viên tại các công ty phần mềm, chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp, chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây, chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông, … hoặc có thể tiếp tục nghiên cứu và học lên cao học.
Các chương trình của ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Đến với ngành học này, ngoài những kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh viên còn được trang bị thêm kiến thức mang tính ứng dụng và liên tục cập nhật xu hướng mới theo nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài ra, Nhà trường còn chú trọng đầu tư xây dựng các phòng thực hành với máy móc hiện đại để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên
Điểm nổi bật của chương trình đào tạo ngành là được xây dựng theo hướng sát với thực tế và mang tính ứng dụng cao. Các học phần được thiết kế theo chuẩn quốc tế và đi từ cấp độ kiến thức nền cơ bản đến cấp độ sinh viên tự mình phân tích, thiết kế và đề xuất giải pháp phát triển mạng máy tính, đáp ứng nhu cầu của một cá nhân hoặc tổ chức.
Nhà trường đã chủ động triển khai các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo với các công ty công nghệ thông tin lớn nhằm hỗ trợ sinh viên về chuyên môn, cũng như tiếp nhận sinh viên thực tập và học tập thực tế tại các công ty, doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được đào tạo nắm vững lý thuyết chuyên môn và có khả năng quản lý và vận hành những công nghệ mạng phổ biến như thư tín điện tử, truyền tải tập tin, truyền thông thông tin, hay những công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu, an toàn và bảo mật thông tin, …
Cử nhân
Toàn thời gian: 4 năm
- Log in to post comments