Nhảy đến nội dung
x

Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

1. Giới thiệu ngành học

Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là nền tảng cơ sở hạ tầng cho các ngành khác vận hành và phát triển. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng và Internet trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, các ứng dụng và dịch vụ mạng đã dần dần làm thay đổi trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống ngày nay. Điều này thúc đẩy nhu cầu nhân lực về ngành mạng máy tính và truyền thông tại thời điểm hiện tại và tương lai là rất cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ….

Chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực chuyên môn, hiểu biết về ngành nghề được đào tạo, đủ khả năng để tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để có thể tự nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng kiến thức đáp ứng với nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội.

insert image

2. Mục tiêu đào tạo

  • Về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức một cách có hệ thống và hiện đại, phù hợp với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới:
- Kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ.
- Kiến thức nền tảng chuyên ngành như: Mạng máy tính, điện toán đám mây, kỹ thuật truyền thông, bảo mật thông tin, thiết kế và quản trị mạng, mạng không dây, phân tích khắc phục sự cố mạng, lập trình mạng, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện, tính toán song song, lập trình phân tán, ….
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

  • Về năng lực

- Khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng và chuyên ngành để phân tích, thiết kế, triển khai, cài đặt và quản trị các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu;
- Tư duy logic tốt, có năng lực sáng tạo để giải quyết các bài toán ứng dụng cụ thể, có năng lực tự học để nắm bắt tri thức, công nghệ, kỹ năng mới trong phát triển các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu;
- Năng lực làm việc với các vị trí như: Thiết kế, triển khai, vận hành và quản trị mạng, quản trị hệ thống, giám sát an ninh mạng, chuyên gia an toàn, an ninh mạng, phát triển phần mềm trong các nhà cung cấp dịch vụ mạng và truyền thông, các công ty phát triển phần mềm và hệ thống hàng đầu trong và ngoài nước.
- Khả năng làm việc thích nghi ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan, các tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT.
- Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc và một số chuyên đề chuyên sâu trong ngành, vì vậy có nhiều thuận lợi trong việc học tiếp lên các bậc học cao hơn, và có thể trở thành nhà những nhà nghiên cứu, hoặc giáo viên tham gia giảng dạy các cơ sở giáo dục.

  • Về thái độ

- Sinh viên được trang bị phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền.
- Tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.

  • Trình độ ngoại ngữ: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ quốc tế mà Trường đại học Tôn Đức Thắng công nhận tương đương.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm

4. Cơ sở vật chất: Công tác đào tạo được tổ chức tại trụ sở chính của trường với các trang thiết bị đáp ứng phương pháp dạy học hiện đại.

insert image2

5. Triển vọng nghề nghiệp

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt cuộc cách mạng công nghệ 4.0, là thời đại của Internet Of Thing (IOT), lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông đang trở nên ngày càng "hot" và nhu cầu người học chọn ngành mạng máy tính và truyền thông cũng ngày càng tăng cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có triển vọng nghề nghiệp rộng lớn và hứa hẹn trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng. Dưới đây là một số triển vọng nghề nghiệp mà sinh viên tốt nghiệp có thể ứng tuyển:

- Kỹ sư mạng: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc như kỹ sư mạng, thiết kế, triển khai, và quản lý hạ tầng mạng cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc này bao gồm thiết lập mạng, cấu hình thiết bị mạng, bảo trì và tối ưu hóa hệ thống mạng.

- Quản trị viên hệ thống: Có thể làm việc như quản trị viên hệ thống, đảm nhận trách nhiệm duy trì và vận hành hệ thống máy tính, bao gồm các máy chủ và thiết bị lưu trữ và phải đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bảo mật thông tin.

- Chuyên gia bảo mật mạng: Với sự gia tăng của các mối đe dọa bảo mật trong mạng và dữ liệu, chuyên gia bảo mật mạng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức. Họ cần phân tích các lỗ hổng bảo mật, triển khai các biện pháp bảo mật và giám sát sự kiện bảo mật trong mạng.

- Chuyên gia IoT (Internet of Things): Với sự phát triển của IoT, các thiết bị thông minh và kết nối đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và công nghiệp. Chuyên gia IoT có nhiệm vụ thiết kế, triển khai và quản lý hệ thống IoT.

- Chuyên gia Cloud Computing: Doanh nghiệp ngày càng chuyển đổi sang mô hình đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Chuyên gia Cloud Computing có nhiệm vụ thiết kế, triển khai và quản lý các dịch vụ đám mây.

- Nhà phát triển phần mềm hệ thống mạng: Sinh viên có khả năng lập trình có thể làm việc như nhà phát triển phần mềm hệ thống mạng, tập trung vào việc phát triển các ứng dụng và phần mềm liên quan đến mạng máy tính.

- Chuyên gia truyền thông và mạng không dây: Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và mạng không dây đang ngày càng tăng lên, đặc biệt với sự phổ biến của thiết bị di động và công nghệ không dây.

- Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể thích nghi làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan, các tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT hoặc trở thành giáo viên có thể giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

Nhưng để thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần phải tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình thông qua việc học tập liên tục và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất để thích nghi với thời đại.

6. Đội ngũ giảng viên: Giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn cao

STT Họ Tên Học vị Chức vụ/Cơ quan
1 Trương Đình Tú Tiến sĩ Phó Trưởng Khoa, Trưởng bộ môn
2 Trần Trung Tín Thạc sĩ - NCS Giảng viên
3 Bùi Quy Anh Tiến sĩ Giảng viên
4 Lê Viết Thanh Thạc sĩ Giảng viên
5 Phù Trần Tín Tiến sĩ Giảng viên
6 Trần Thanh Nam Tiến sĩ Giảng viên
7 Hồ Văn Thái Thạc sĩ Giảng viên
8 Tống Thanh Văn Thạc sĩ Giảng viên