Website: https://www.latrobe.edu.au/
Trường Đại học La Trobe (LTU) được thành lập năm 1964, là một trong những Đại học hàng đầu của Úc với hơn 36.000 sinh viên, gồm hơn 7000 sinh viên quốc tế đến từ 110 quốc gia theo học. Hàng năm, có khoảng 2600 sinh viên quốc tế tốt nghiệp.
Trường Đại học La Trobe được xếp hạng 201-250 theo bảng THE World University Rankings 2022 và xếp hạng 4 toàn cầu ghi nhận hững cống hiến cho sự phát triển bền vững (THE Impact Ranking 2021), xếp thứ 45/50 cácTrường Đại học trẻ (theo The Young University Rankings 2020).
Trường Đại học La Trobe đạt chuẩn AACSB (Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học), chương trình học thuộc nhóm Kinh doanh - Quản trị được QS đánh giá vượt chuẩn toàn cầu, đặc biệt về năng lực nghiên cứu (Excellence in Research for Australia-ERA).
Đặc biệt, Trường Đại học La Trobe có danh tiếng về học thuật rất cao thông qua việc đánh giá chất lượng giảng dạy và việc tuyển chọn sinh viên. Trường Đại học La Trobe mang đến môi trường học tập năng động, đa văn hóa, thúc đẩy sáng tạo, phát triển tài năng của mỗi cá nhân, được xem là ngôi nhà thứ 2 tuyệt vời đối với sinh viên quốc tế.
1. Thời gian đào tạo: 4 năm, chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: 2 năm học tại Đại học Tôn Đức Thắng.
- Giai đoạn 2: 2 năm cuối học tại Đại học La Trobe.
2. Văn bằng: Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được 2 bằng đại học.
- Đại học Tôn Đức Thắng cấp bằng Cử nhân Khoa học máy tính.
- Đại học La Trobe cấp bằng Cử nhân Công nghệ thông tin.
3. Mục tiêu đào tạo
3.1. Kiến thức:
- Vận dụng (Apply) những kiến thức toán học làm công cụ để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học máy tính một cách hiệu quả và khoa học.
- Vận dụng (Apply) những kiến thức về ngoại ngữ, tin học, triết học, chính trị, pháp luật và xã hội để hội nhập và phát triển phẩm chất của một công dân toàn cầu. Trình độ tiếng Anh đạt IELTS 5.5 hoặc tương đương.
- Giải thích (Explain) được nguyên lý tổ chức và hoạt động chung của hệ thống phần cứng, phần mềm và mạng máy tính.
- Vận dụng (Apply) các kiến thức về thuật toán, lập trình để phân tích, lựa chọn, thiết kế và xây dựng giải pháp CNTT hiệu quả.
- Vận dụng sáng tạo (Creatively apply) các cách tiếp cận, mô hình tính toán, công nghệ hiện đại trong việc đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống CNTT thông minh và hiệu quả.
3.2. Kỹ năng:
- Phát hiện (Discover) và giải quyết (solve) các vấn đề liên quan đến sự cố phần mềm, máy tính và các hệ thống thông tin.
- Vận dụng (Apply) các công cụ và mô hình tính toán phù hợp để xây dựng các ứng dụng CNTT thông minh và hiệu quả cao.
- Sáng tạo (Create) trong cách tiếp cận, lựa chọn mô hình, thiết kế giải pháp để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực CNTT một cách khoa học, hiệu quả cao.
- Phát triển (Develop) tư duy logic và phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và sức khỏe để giải quyết các vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo.
- Phát triển (Develop) khả năng tự học, tự nghiên cứu, cập nhật và ứng dụng các công nghệ mới trong việc đưa ra các giải pháp CNTT.
3.3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
- Tạo ra (Create) các sản phẩm có giá trị góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học và kỹ thuật của đất nước.
- Tuân thủ (Perform) đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trên tinh thần tôn trọng luật pháp trong nước và quốc tế.
4. Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:
- Làm việc trong các công ty công nghệ thông tin chuyên về phát triển phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.
- Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, đặc biệt là các hệ thống thông minh.
- Nhân viên nghiên cứu và ứng dụng (R&D) ở các công ty phát triển phần mềm, các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.
- Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học trong và ngoài nước.
- Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin tại các công ty không chuyên về CNTT (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
- Tự lập công ty phát triển phần mềm, khởi nghiệp hoặc ứng dụng kiến thức công nghệ phần mềm vào hỗ trợ các lĩnh vực khác (kinh doanh, du lịch, dịch vụ, ...)
5. Chương trình đào tạo: