Nhảy đến nội dung
x

Bộ môn Hệ thống Thông tin

STT Họ tên Học vị Chức vụ/Cơ quan
1 Trần Thanh Phước Tiến sĩ Trưởng bộ môn, Trợ lý Trưởng khoa
2 Huỳnh Ngọc Tú Tiến sĩ Giảng viên
3 Dương Hữu Phúc Thạc sĩ - Nghiên cứu sinh Giảng viên
4 Dung Cẩm Quang Thạc sĩ Giảng viên

Giới thiệu

Ngày nay, hầu hết các tổ chức nói chung đều sử dụng các phần mềm phục vụ cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, ví dụ như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, … Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, số loại phần mềm được sử dụng có thể khác nhau và phân tán về mặt địa lý. Tất cả các phần mềm được sử dụng trong một tổ chức và sự kết nối giữa chúng cấu thành hệ thống thông tin (HTTT) của tổ chức. Các HTTT đang góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức.

Bộ môn HTTT đào tạo ra những cử nhân KHMT chuyên ngành HTTT là người có khả năng phân tích và thiết kế HTTT cho tổ chức; hiện thực và kiểm thử HTTT; triển khai/vận hành và nâng cấp HTTT. Phân tích thiết kế HTTT là phân tích nhu cầu của tổ chức, và từ đó thiết kế nên hệ thống phù hợp. Hiện thực và kiểm thử HTTT là quá trình hiện thực và đảm bảo HTTT đúng với bản thiết kế đề ra trước đó. Triển khai và vận hành là đưa hệ thống thông tin vào sử dụng, đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống, đảm bảo bảo mật dữ liệu.

Học chuyên ngành này sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng của khoa học máy tính, các kiến thức chuyên sâu về phân tích, thiết kế, hiện thực, kiểm thử, triển khai, vận hành, phát triển và nâng cấp HTTT. Hơn nữa, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức nghiệp vụ như kiến thức về tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, … nhằm hiểu đúng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển các hệ thống thông tin.

Trong quá trình đào tạo, sinh viên tối thiểu phải học hai học phần toàn thời gian ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không phải mất thời gian đào tạo lại; có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Đảm bảo 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê từ 3 năm gần nhất, khoảng hơn 30% sinh viên đi làm full time/part time tại doanh nghiệp ngay đầu năm học thứ 4, một số sinh viên khá giỏi đã đi làm đúng chuyên môn từ cuối năm 3.
  • Vị trí công việc chuyên ngành HTTT: Lập trình ứng dụng Cơ sở dữ liệu (Lập trình web/win), Kiểm thử phần mềm (tester, QA, QC), vận hành hệ thống ERP, quản trị hệ cơ sở dữ liệu, Phân tích nghiệp vụ (BA).
  • Được khoa giới thiệu thực tập và làm việc ở những công ty thân hữu của khoa, bao gồm các công ty như: TMA, FPT (Software, Telecom), Larion, GameLoft, NashTech, NUS, Fujinet, KMS, Logigear, Logix Tek, IDTech, Axon Active.