Nhảy đến nội dung
x

Ngành Khoa học Máy tính

1.      Mục tiêu đào tạo          

1.1     Mục tiêu chung

-         Đào tạo những con người phát triển tương đối toàn diện: có chuyên môn cao, có đạo đức, ý thức chính trị tốt.

-         Đào tạo chuyên gia vững lý thuyết và giỏi nghiệp vụ; góp phần cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho công tác công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

-         Phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của các tầng lớp nhân dân.

1.2        Mục tiêu cụ thể:

-         Kiến thức:

+       Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên được trang bị kiến thức giáo dục đại cương về lý luận chính trị, pháp luật, toán cơ bản, ngoại ngữ và các kỹ năng hỗ trợ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

+       Kiến thức cơ sở ngành: sinh viên được trang bị kiến thức về toán chuyên ngành, phương pháp lập trình, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống máy tính, các ứng dụng của công nghệ thông tin.

+       Kiến thức chuyên ngành: sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính. Tùy theo khối kiến thức tự chọn cho chuyên ngành hẹp, sinh viên được trang bị kiến thức liên quan đến việc xây dựng, phát triển và ứng dụng các hệ thống thông tin cho doanh nghiệp; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần mềm; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông, an toàn và bảo mật thông tin; nghiên cứu phát triển giải pháp phần mềm thông minh và hiệu quả qua việc vận dụng các phương pháp tính toán thông minh và trí tuệ nhân tạo;

-         Kỹ năng:

+       Cử nhân Khoa học máy tính có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lãnh vực Khoa học máy tính. Cụ thể:

o   Có thể vận dụng kiến thức về thuật toán, phương pháp tính toán hiệu quả để xây dựng ứng dụng CNTT đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Sinh viên có khả năng lập trình tốt, có thể tham gia thị trường nghiên cứu và phát triển phần mềm chuyên nghiệp; có khả năng phân tích, thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin doanh nghiệp.

o   Vận dụng được các giải thuật và mô hình tính toán hiện đại để giải quyết các vấn đề thực tế nghề nghiệp. Có khả năng nghiên cứu và phát triển các hệ thống phần mềm thông minh dựa vào các phương pháp tính toán thông minh và trí tuệ nhân tạo.

+       Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sinh viên có khả năng định hướng, hoạch định tốt trong việc phát triển sự nghiệp, có khả năng thích ứng và tự đào tạo cao để đáp ứng tốt với các yêu cầu mới.

+       Các sinh viên giỏi có thể tham gia nghiên cứu khoa học, tự hoàn thiện để có thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn.

+       Sinh viên được đào tạo tăng cường tiếng Anh để có khả năng tự cập nhật kiến thức và làm việc trong môi trường CNTT trên thế giới.

+       Sinh viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp thông qua việc được trang bị:

o   Các kiến thức chuyên ngành Khoa học máy tính.

o   Các kinh nghiệm làm việc thực tế trong các dự án phần mềm.

o   Các quy trình vận hành bên trong công ty phần mềm qua đợt kiến tập doanh nghiệp.

o   Các kỹ năng hỗ trợ (phương pháp học đại học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết và trình bày, …).

-         Thái độ:

+    Sinh viên có ý thức về sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để học tập suốt đời.

+    Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp và say mê khoa học.

+    Sinh viên ý thức về những vấn đề đương đại và vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

-         Trình độ ngoại ngữ: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ quốc tế mà Trường đại học Tôn Đức Thắng công nhận tương đương.

2.      Thời gian đào tạo: 4 năm

3.      Khối lượng kiến thức toàn khóa: 136 TC

(tính bằng đơn vị tín chỉ và không bao gồm tín chỉ GDTC & GDQP)

4.      Đối tượng tuyển sinh: Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Trường đại học Tôn Đức Thắng.

5.      Qui trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Áp dụng theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học số 1174/2017/QĐ-TĐT ban hành ngày 11/07/2017 của Trường đại học Tôn Đức Thắng.

6.      Thang điểm: 10/10

7.      Nội dung chương trình đào tạo: Tổng số tín chỉ tích lũy: 136 (tín chỉ)

A. Kiến thức giáo dục đại cương:                       (44 tín chỉ)

A.1. Lý luận chính trị                                       (10 tín chỉ)

A.2. Khoa học xã hội                                        (2 tín chỉ)

A.3. Khoa học tự nhiên                                    (12 tín chỉ)

A.4. Ngoại ngữ                                                  (15 tín chỉ)

A.5. Kỹ năng hỗ trợ                                          (5 tín chỉ)

A.6. Giáo dục thể chất                                      (cấp chứng chỉ riêng)

A.7. Giáo dục quốc phòng                               (cấp chứng chỉ riêng)

 

B. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:              (92 tín chỉ)

B.1. Kiến thức cơ sở:                                        (12 tín chỉ)

B.2. Kiến thức ngành:                                       (80 tín chỉ)

  B.2.1. Kiến thức chung:                                    (13 tín chỉ)

  B.2.2. Kiến thức chuyên ngành:                      (67 tín chỉ)

-         Bắt buộc:                                                    (28 tín chỉ)

-         Tự chọn:                                                     (39 tín chỉ)

Tín chỉ có sự thay đổi cập nhật theo khung chương trình đào tạo mục số 8.

8.   Khung chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy (đính kèm)

9.   Hướng dẫn thực hiện chương trình

9.1. Kế hoạch đào tạo:

-         Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính được thực hiện trong 08 học kỳ với tổng số tín chỉ tích luỹ yêu cầu mỗi sinh viên phải đạt được để đủ điều kiện tốt nghiệp là 136 tín chỉ.

-         Trình tự đào tạo được mô tả như sơ đồ đào tạo đính kèm.

-         Mỗi năm sẽ có hai đợt làm khóa luận tốt nghiệp. Các sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp có thể đăng ký làm khóa luận. Thời gian thực hiện khóa luận kéo dài 06 tháng, không tính thời gian cho các hoạt động phản biện, chỉnh sửa thuyết minh và bảo vệ trước hội đồng chấm khóa luận.

9.2. Điều kiện đảm bảo việc đào tạo

-       Cơ sở vật chất: Công tác đào tạo được tổ chức tại trụ sở chính của trường với các trang thiết bị đáp ứng phương pháp dạy học hiện đại.

-       Đội ngũ giảng viên: Giảng viên đạt trình độ thạc sĩ trở lên, có tay nghề và chuyên môn cao.

-      Chương trình học: Chương trình học được thiết kế bởi Hội đồng Khoa học của Khoa và được Hiệu trưởng phê duyệt. Chương trình chỉ thay đổi sau khi có ý kiến đề xuất của Hội đồng Khoa học của Khoa và được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

9.3. Phương pháp đào tạo

-       Chương trình đào tạo theo hình thức tập trung.

-       Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.

-       Phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm.

9.4. Đánh giá chương trình

-       Chương trình được thiết kế theo kiểu đơn ngành.

-       Chương trình được đánh giá theo quy trình đánh giá chương trình đào tạo của Trường, ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động, cựu sinh viên, ý kiến của chuyên gia và các tổ chức kiểm định trên thế giới.