Nhảy đến nội dung
x

Ngành Hệ thống Thông tin

1. Giới thiệu bộ môn

Ngày nay, hầu hết các tổ chức nói chung đều sử dụng các phần mềm phục vụ cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, ví dụ như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, … Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, số loại phần mềm được sử dụng có thể khác nhau và phân tán về mặt địa lý. Tất cả các phần mềm được sử dụng trong một tổ chức và sự kết nối giữa chúng cấu thành hệ thống thông tin (HTTT) của tổ chức. Các

 

HTTT đang góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức.

Kỹ sư KHMT chuyên ngành HTTT là người có khả năng phân tích và thiết kế HTTT cho tổ chức; hiện thực và kiểm thử HTTT; triển khai/vận hành và nâng cấp HTTT. Phân tích thiết kế HTTT là phân tích nhu cầu của tổ chức, và từ đó thiết kế nên hệ thống phù hợp. Hiện thực và kiểm thử HTTT là quá trình hiện thực và đảm bảo HTTT đúng với bản thiết kế đề ra trước đó. Triển khai và vận hành là đưa hệ thống thông tin vào sử dụng, đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống, đảm bảo bảo mật dữ liệu.

 

Học chuyên ngành này sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng của khoa học máy tính, các kiến thức chuyên sâu về phân tích, thiết kế, hiện thực, kiểm thử, triển khai, vận hành, phát triển và nâng cấp HTTT. Hơn nữa, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức nghiệp vụ như kiến thức về tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, … nhằm hiểu đúng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển các hệ thống thông tin.

 

Trong quá trình đào tạo, sinh viên tối thiểu phải học hai học phần toàn thời gian ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không phải mất thời gian đào tạo lại; có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

 

 

2. Chương trình đào tạo

Nội dung chương trình chuyên ngành Hệ thống thông tin được xây dựng dựa trên khung chương trình đào tạo của của trường đại học Quốc gia Singapore (NUS); nhu cầu của thị trường lao động; gắn kết lý thuyết với thực tiễn; kết hợp kiến thức chuyên môn và chuyên ngành với rèn luyện kỹ năng thực hành; chú trọng đến các kỹ năng mềm và thực tập doanh nghiệp;


 STT

Khi kiến thc

S tín ch

Chi tiết các môn hc/hc phn

1

Kiến thc giáo dc đi cương: 44 tín ch

1.1

Môn lý luận chính trị, pháp luật

12

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của  Đảng Cộng sản Việt nam, Pháp luật đại cương

1.2

Tiếng Anh

15

Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3
Lưu ý:
SV không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2, 3
SV phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định

1.3

Khoa học tự nhiên

12

Giải tích ứng dụng cho CNTT, Đại số tuyến tính cho CNTT, Xác suất và thống kê ứng dụng cho Công nghệ thông tin

1.4

Kỹ năng hỗ trợ

5

Phương pháp học đại học, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng viết và trình bày, Kỹ năng phát triển bền vững

1.5

Giáo dục thể chất

 

Bơi lội và 04 tín chỉ tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC

1.6

Giáo dục quốc phòng

 

Gồm 03 học phần GDQP

2

Kiến thc giáo dc chuyên ngành: 92 tín ch

2.1

Kiến thức cơ sở

12

Phương pháp lập trình, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 1, Cấu trúc rời rạc

2.2

Kiến thức ngành

 

 

2.2.1

Kiến thức chung

13

Tổ chức máy tính, Nhập môn hệ điều hành, Nhập môn Mạng máy tính, Thực tập nghề nghiệp

2.2.2

Kiến thức chuyên ngành

67

 

 

Các môn chung và môn bắt buộc

24

Lập trình web và ứng dụng, Quản trị HTTT, Phát triển HTTT doanh nghiệp, Phân tích và thiết kế yêu cầu, Hệ cơ sở dữ liệu, Dự án Công nghệ thông tin 1, Kế toán tài chính.

 

Các môn học tự chọn

36 hoặc 27(trường hợp làm Khóa luận tốt nghiệp)

  • Tự chọn 1: 12 tín chỉ
  • Tự chọn 2: 9 tín chỉ
  • Tự chọn 3: 6 tín chỉ

2.3

Kiến tập công nghiệp

4

-SV thực hiện từ 2- 4 tháng học kì làm việc tập sự tại doanh nghiệp như một nhân viên/kỹ sư
-Thi kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn

2.4

Khóa luận TN hoặc tự chọn chuyên ngành

3 hoặc 12 (trường hợp làm Khóa luận tốt nghiệp)

Dự án Công nghệ thông tin 2 hoặc Khóa luận tốt nghiệp

3. Chuẩn đầu ra

      Tốt nghiệp ngành, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng:

  • Ngoại ngữ: IELTS 5.0, TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.
  • Kỹ năng mềm: làm việc nhóm, làm việc độc lập, quản lý thời gian, xử lý tình huống.
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về HTTT. Sinh viên có khả năng: khảo sát nhu cầu hệ thống, phân tích và thiết kế HTTT, lập trình ứng dụng cơ sở dữ liệu, kiểm thử phân mềm, vận hình HTTT, điều chỉnh (customize) HTTT.

4. Bằng cấp

  • Kỷ sư khoa học máy tính chuyên ngành Hệ thống thông tin.
  • Có khả năng học cao lên cao học theo chương trình 4+1 của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, hoặc bất kỳ chương trình cao học của trường nào khác.
  • Có khả năng làm nghiên cứu sinh mà không thông qua chương trình cao học.

5. Cơ hội nghề nghiệp

  • Đảm bảo 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê từ 3 năm gần nhất, khoảng hơn 30% sinh viên đi làm full time/part time tại doanh nghiệp ngay đầu năm học thứ 4, một số sinh viên khá giỏi đã đi làm đúng chuyên môn từ cuối năm 3.
  • Vị trí công việc chuyên ngành HTTT: Lập trình ứng dụng Cơ sở dữ liệu (Lập trình web/win), Kiểm thử phần mềm (tester, QA, QC), vận hành hệ thống ERP, quản trị hệ cơ sở dữ liệu, Phân tích nghiệp vụ (BA).
  • Được khoa giới thiệu thực tập và làm việc ở những công ty thân hữu của khoa, bao gồm các công ty như: TMA, FPT (Software, Telecom), Larion, GameLoft, NashTech, NUS, Fujinet, KMS, Logigear, Logix Tek, IDTech, Axon Active.